Quảng Nam: Lịch Sử, Thiên Nhiên, Nhân Văn, Chính Trị

 
 

QUẢNG là rộng rãi, NAM là phương Nam, đối diện phương Bắc. Vậy QUẢNG NAM nghĩa là mở rộng về phương Nam. Ðịa danh Quảng-Nam biểu-dương một chiến-lược quyết-định vô cùng quan yếu của dân tộc Việt-Nam.

Quảng-Nam phản ảnh trung thực tiến trình lịch sử Nam tiến không ngừng suốt mấy mươi thế kỷ, phát xuất từ Ðộng Ðình hồ, phía nam sông Dương-Tử cho đến ngày nay, của dân-tộc Việt-Nam đâ phát triển, tiến hóa và sinh tồn, hầu góp mặt xứng đáng và chính danh cùng những dân tộc anh em vùng Ðông Nam Á nói riêng và những dân tộc bạn bè  trên  hoàn  vũ nói chung.

A. Từ Ðạo QUẢNG NAM đến Tỉnh QUẢNG NAM (1301-1831)

Thoạt tiên, năm 1306, theo lời giao ước  gã Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông (năm 1301) trong dịp viếng thăm hữu nghị Việt Nam Vua ChiêmThành  là Chế Mân dâng  hai châu:  châu  Ô và  châu  Rí làm sính lễ để xin cưới  Công Chúa Huyền Trân. 

Năm 1307, sau nghi lễ tiễn đưa Công Chúa Huyền Trân về Chiêm Quốc,Vua Trần Nhân Tông tiếp thu hai châu Ô và Rí, di dân khẩn hoang và đổi tên là Thuận Châu (bắc Hải Vân quan) và Hóa Châu (nam Hải Vân quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phíi Nam.

Năm 1402, sau khi tiếm ngôi nhà Trần, Hồ quý Ly chia Hóa châu, gồm đất Chiêm Ðộng, Cổ Lũy, lập thành 4 châu là Thăng Châu (Thăng Bình và phía Bắc), Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu (Quảng Ngãi và phía Nam), di dân canh tác và đặt quan An Phủ Sứ cai trị. Dân ChiêmThành lại bỏ đất lui dần về phía Nam. 

Năm 1470, Hồng Ðức nguyên niên, Vua Lê Thánh Tông sau trận đại thắng bắt được Vua Chiêm Thành là Trà Toàn, triệt để khai thác sự chia rẽ cuả hoàng tộc Chiêm Thành, chia Chiêm Thành ra làm ba nước nhỏ, phong ba Vua: Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan, chủ đích làm suy yếu đối phương. Lại lấy Hóa Châu gồm đất  Chiêm Ðộng, Ðồ Bàn, Ðại Chiêm và  Cổ Lũy lập thành đạo Quảng Nam  (địa danh Quảng Nam bắt đầu xuất hiện trên lịch sử Việt Nam từ đây ). Ðạo Quảng Nam gồm có 3 phủ và 9 huyện (tiền thân của Nam, Ngải, Bình, Phú sau này) và đặt quan cai trị . 

Năm 1570, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Ðạo Quảng Nam, truyền nối con cháu (Nguyễn-Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu,.......) lấn dần vào Nam, xâm chiếm trọn vẹn nước Chiêm Thành, lập phủ Diên Khánh (Khánh Hoà), phủ Bình Thuận, huyện Yên Phúc và huyện Hòa Ða (Bình Thuận). 

Năm 1744, Chúa Vũ Vương Nguyặn Phúc Khoát, sau khi chiếm được Hà Tiên, Rạch Giá, chia nước ra làm 12 dinh: Chính dinh (Thừa Thiên), Cựu dinh (Áí Tử), Quảng Bình dinh, Vũ Xá dinh, Bố Chính dinh, Quảng Nam dinh (Quảng Ngải phủ và Qui Nhơn phủ), Phú Yên dinh, Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh (đất Chiêm Thành), Trấn Biên dinh, Phiên Trấn dinh, Long Hồ dinh (đất Chân Lạp). Ðồng thờì lấy Hội - An làm cửa biển duy nhất buôn bán với nước ngoài, nên người ngoại quốc thường gọi là Quảng Nam Quốc. 

Năm 1806 Vua Gia Long, sau khi thống nhất được đất nước, chia nước ra làm 23 trấn. Bắc Thành có 11 trấn, Gia Ðịnh thành có 5 trấn, miền trung có 7 trấn, trong đó có Quảng Ngải trấn, Bình Ðịnh trấn và Phú Yên trấn; và 4 doanh, thuộc đất kinh kỳ: Trực Lệ, Quảng Ðức doanh (Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Như thế Ðạo Quảng Nam hay Quảng Nam doanh bắt đầu từ đây chính thức chia thành 3 trấn: Quảng Ngải trấn, Bình Ðịnh trấn, Phú Yên trấn và 1 doanh là Quảng Nam doanh. 

Năm 1831,Vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh và đặt chứcTổng Ðốc, Tuần Phủ, Bố Chánh Sứ, Án Sát, Lãnh Binh trông coi việc cai trị. Và địa danh  Tỉnh  QUẢNG NAM  có từ đây.

B. Tỉnh QUẢNG NAM
    
1. Thiên nhiên.

Tỉnh Quảng Nam, phiá Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên tại Hải Vân quan, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi tại núi Trà My và phủ Bình Sơn, phía Ðông giáp biển Nam Hải, phiá Tây giáp dẫy Trường- Sơn. Diện tích 12,000 cây số vuông (7,500 dặm vuông). Dân số 2,500,000. Khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa.Từ tháng 5 đến tháng 10, gió tây bắc đông nam (gió nồm) mang hơi nước từ vùng Thái Lan vào, nhưng bị dẫy Trường Sơn ngăn lại, nên không mưa  (chỉ mưa ở miền nam, miền đồng bằng sông Cửu Long) và ngược lại, mang hơi nóng của vùng nuí vôi Ðồng Chum của Ai Lao qua (gió lào), nên rất oi bức...Từ tháng 11 đến tháng 4, gió đông bắc tây nam (gió bấc) mang gió buốt từ phương bắc,cọng thêm hơi nước biển Nam Hải xuống, bị dãy Trường-Sơn ngăn lại, nên mưa nhiều,gió lạnh và lụt lội liên miên, hết đợt này đến đợt khác, gây thiệt hại muà màng, nhưng đồng thời cũng mang phù sa tái bồi, làm phì nhiêu thêm cho miền đồng bằng không ít. Dãy Trường Sơn, đoạn chạy dài suốt từ bắc vào nam, thuộc tỉnh Quảng Nam, núi khá cao từ  1000m đến  3000m, sườn phiá đông dựng đứng, vươn ra nhiều nhánh núi dọc ngang chạy ra biển, tạo thành nhiều thung lủng lớn nhỏ phì nhiêu và hiểm yếu, mà những phong trào nhân dân nổi dậy đã chọn làm căn cứ điạ Tân Tỉnh chống Pháp, như phong trào Văn Thân cuả cụ Tán- Thừa (Trần Thưà),và phong trào Cần Vương cuả cụ Hường Hiệu (Nguyễn Duy Hiệu) và gần đây cuộc ly khai Nam Ngải của Việt Nam Quốc Dân Ðảng chọn làm liên khu chiến Xuyên Sơn (Duy Xuyên-Quế Sơn) và Kỳ Phước (Tam Kỳ-Tiên Phước) chống chế độ độc tài gia đình trả Ngô-Ðình Diệm năm 1955-1956. 

Dọc theo các thung lủng ấy là các nguồn sông (nguồn sông Con, nguồn sông Cái, nguồn sông Dak- Mi, nguồn sông Tranh,...) chảy hợp lại thành các sông lớn nhỏ (sông Cẩm Lệ, sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang,...) nước chảy xiết, nhiều ghềnh thác, hay thay đổi dòng không thuận tiện giao thông thủy lộ lắm.  Ðường giao thông  Quảng Nam chưa được phát triển đúng mức cần thiết, ngoài thiết lộ xuyên Việt, và quốc lộ 1, chạy suốt từ bắc vào nam, dọc theo duyên hảỉ có mấy nhánh tỉnh lộ chạy ngang, dẩn vào cxc quận,huyện miền sơn cước Trường Sơn đông, đa số chưa được tráng nhựa và cầu cống hiện đại. Ðặc biệt là sát cửa biển, giữa Cửa Ðà Nẵng và Cửa Ðại (Hội An), đột khởi một cụm núi, tục gọi là Ngủ Hành Sơn (Kim,Mộc,Thủy,Hoả,Thổ) hay núi Non Nước (Sơn Thủy hữu tình) có chùa (chùa Tam Thai,chùa Linh Ứng), có động (động Tăng Chơn, động Huyền Thông) toàn đa' cẩm thạch và đá hoa cương. 

2. Nhân văn:

Mật độ dân số Quảng Nam tương đối cao so với các tỉnh lân cận (Thừa Thiên,Quảng Ngải,... ) định  cư tại vùng đồng bằng, hầu hết là người Việt, gốc Bắc Hà và bắc trung Việt  (Thanh Hóa, Nghệ Tỉnh,...),Vì lý do chính trị hay kinh tế, theo chân các chúa Nguyễn, nối tiếp từ đời này qua đời khác, di dân vào khẩn hoang lập nghiệp, cộng thêm một số người Chàm, Việt gốc  Chiêm-Thành còn sót lại, ở rải rác chung quanh vùng tháp cũ, thành xưa (Phong Lệ, Trà Kiệu, Mỹ Sơn), một số người Minh Hương (Việt gốc Hoa) và Hoa kiều, Ấn kiều, Nhật kiều, Pháp kiều ở tập trung vào các thị xã Ðà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ. Còn miền thượng du sát chân núi dọc theo dãy Trường-Sơn men theo các khe, các nguồn,thì người thiểu số thuộc giống dân Bana, Stiêng,...sinh sống theo lối du canh, du cư, săn bắn, đốt rừng làm rẫy. Dân trí Quảng Nam nói chung khá cao, hiểu biết rộng, lập trường quan điểm vững chắc ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng, đạo đức Tam Giáo đồng- nguyên, lại trực tính, thích tranh luận, nên từ xa xưa trong dân gian đã có câu "Quảng Nam hay cãi"  là thế. Và trong thời cận đại, xung đột giữa Quốc-Cộng cũng mang nhiều sắc thái đặc biệt và quyết liệt. Xã hội Quảng Nam không có giai cấp do những điều kiện hay tập tục bất công áp đặt. Giá trị và địa vị con người hoàn toàn do thực chất tài năng và đạo đức con người ấy tạo dựng nên và được xã hội đương nhiên công nhận và tôn trọng tự do và bình đẳng tuyệt đối.

3.Kinh tế.

Quảng Nam "dĩ nông vi bản" , 80% dân chúng sinh sống nông nghiệp, nhờ hệ thống đập nước dẫn thủy nhập điền mà hầu hết điạ phương nào cũng có (đập Cẩm Lệ ở Hoà Vang, đập Bồ Nít ở Ðiện Bàn, đập Khe Công ở DuyXuyên, đập Hương An và đập Mộ Long ở QuếSơn, đậpVó và đập Kênh Ba Kỳ ở Tam Kỳ,.....) nên hàng năm có hai muà lúa chính là tháng 3 và tháng 8, ngoài ra ở vùng ruộng cao còn có mùa lúa tháng mười. Thêm vào đó, nông dân còn sản xuất những hoa màu phụ như khoai, sắn, đậu, mía,thuốc lá, bông vải, dâu, nuôi tằm...Chăn nuôi ở Quảng Nam vừa đủ tự phụ như khoai, sắn, đậu, mía, thuốc lá, bông vải, dâu, nuôi tằm...Chăn nuôi ở Quảng Nam vừa đủ tự túc cho việc cày bừa, kéo xe và ăn thịt. Ngư nghiệp Quảng Nam phát triển ở các vùng ven biển (cửa Ðà Nẵng, cửa Ðại, Cù Lao Chàm) và các cửa sông lớn (sông Thu Bồn,sông Trường Giang, sôngTam Kỳ,..) sản xuất nhiều hải sản chế biến nổi tiếng (nước mắm Nam Ô, mắm cá cơm Tân Thái..).Tiểu công nghệ Quảng Nam mang nhiều sắc thái đặc thù: ươm tơ (nhà máy ươm Quảng Huế, Ðại Lộc), dệt vải (Bảo An, Xuân Ðài, Ðiện Bàn,...), dệt hàng lụa Nam Vang (Mã Châu, Thi Lai, Hà Mật, Duy-Xuyên,...), chạm gổ (Kim Bồng, Duy Xuyên), khắc đá (Non Nước, Hòa Vang), đúc đồng ( Phước-Kiều, Ðiện Bàn), gạch ngói (Cẩm Hà, Hội An). Núi rừng Quảng Nam trùng trùng điệp điệp, giàu lâm sản, nhiều gổ quý (Lim, Kiền Kiền, Cẩm Lai, Gỏ Đỏ, Sơn Nghệ,...), nhiều dược thảo (quế, trà, sâm, yến sào,...), nhiều cây dầu (dầu rái, dầu trảo, dầu lai,...), nhiều cây công nghiệp (tre, nứa, mây,...) nhiều  da thú (voi, cọp, hươu, nai, trâu, bò, heo rừng,...) nhiều khoáng sản (than đá Nông Sơn, Quế Sơn, vàng Bông Miêu, Tam Kỳ, mica Ðại Lộc, dầu hỏa khí đốt ở ven biển Ðà Nẵng và Cù Lao Chàm ). 

4. Chính trị.  

Về phương diện hành chánh, dưới triều Minh Mạng, Quảng Nam được chia làm 8 phủ, huyện: 4phủ thuộc miền duyên hải, từ bắc vào nam là Ðiện Bàn, (gồm cả thị xã Hội An),  Duy Xuyên,Thăng-Bình và Tam Kỳ; và 4 huyện thuộc miền cao, tạm gọi sơn cước là Hoà Vang (gồm cả thị xã  Ðà-Nẵng), Ðại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước. 

Năm 1888, Thành Thái nguyên niên, triều đình Huế ký nhượng Ðà Nẵng cho Pháp làm nhượng điạ. Năm 1962,chính phủ VNCH Ngô Ðình Diệm chia tỉnh Quảng Nam ra thành 2 tỉnh: Quảng Nam (phiá bắc) gồm các quận HoàVang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Ðại Lộc, Quế Sơn, Hiếu Ðức, Thường Ðức. Ðức Dục và Hiếu Nhơn (gồm thị xã Hội An);  và Quảng Tín  (phía nam)  gồm các quận Thăng- Bình, Tiên Phước, Hậu Ðức, Hiệp Ðức, Lý Tín và Tam Kỳ ( gồm thị xã Tam Kỳ). 

Năm 1975,chính phủ CHXHCNVN lại sáp nhập 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Ðà Nẵng thành tỉnh  Quảng Nam Ðà Nẵng, gồm có 12 huyện là Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My và thành phố Ðà Nẵng. 

Quảng Nam, đất điạ linh nhân kiệt, sông núi điệp trùng, từ hơn mấy thế kỷ nay,đã sản xuất nhiều danh nhân khoa bảng tiền tiến, nhiều nhà cách mạng can trường, nhiều chính trị gia xuất chúng, nhiều thi văn gia lỗi lạc, nhiêù tư tưởng gia thâm nho, như các cụ Trúc Ðường Phạm Phú Thứ, Hà-Ðình Nguyền Thuật, Hoàng Diệu, Hồ Lệ, Lê Ðình Dỉnh, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thượng Văn, Tây Hồ Phan Chu Trinh, Thái Xuyên, Trần Quý Cáp, Tiểu La Nguyễn Thành, Minh-Viên Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài, Lê Ðình Dương, Nguyễn-Tường Tam, Phan Khôi... 

Năm 1915, năm Duy Tân thứ 8, khoa trường chữ Hán chấm dứt, nhà nước bảo hộ chuyển  qua tân học, lấy Pháp văn làm chuyển ngữ chính, theo chương trình giáo dục Pháp quốc, Quảng Nam lại sản xuất nhiêù tiến sĩ, kỹ sư đủ nghành: y học, dược học, luật học, toán học, vật lý học, chính trị, xã hội học,.đặc biệt nhất là sau biến cố 30-4-75, trong cuộc di tản tỵ nạn lịch sử, chuyên viên khoa học kỹ thuật Quảng Nam đua nhau nở như hoa mùa xuân ở khắp các nước tạm dung Âu, Á, Mỹ, Úc Châu khiến mọi người phải kính nể. 

C. NGŨ PHỤNG TỀ PHI (Năm chim Phụng cùng bay) 

Năm 1898, năm Thành Thái thứ 10, chiếu thông lệ, triều đình Huế cứ 3 năm mở khoa thi hương, vào những năm tí, ngọ, mẹo, dậu, và 5 năm mở khoa thi hội hay thi đình, vào những năm thìn, tuất, sửu, mùi. Sĩ tử Quảng Nam nói riêng,cũng như sĩ tử toàn quốc nói chung đều khăn gói lều chõng lai kinh (kinh đô Huế,Thuận Hóa) dự thị đặc biệt, khoa Mậu Tuất (1898) Quảng Nam nổi tiếng văn trường mà dân gian thường gọi là Khoa Ngũ Phụng.  Khoa này, toàn quốc có 18 tân đại-khoa thì Quảng Nam chiếm mất 5/18 là 3 tiến sĩ và 2 phó bảng (phó tiến sĩ) đồng hương và đồng khoa, một điều hy hữu xưa nay chưa từng có tại Việt Nam. Vua Thành - Thái và triều đình Huế ban thưởng danh hiệu "NGỦ PHỤNG TỀ PHI," bốn chữ kim tuyến vàng được thêu nổi trên nền gấm đỏ, trên đại kỳ  "VINH QUY BAÍ TỔ" cuả 5 vả tân đại khoa đồng hương và đồng khoa ấ'y và truyền lệnh cho quan, dân địa phương Quảng Nam đón rước vô cùng trọng thể, chủ đích một mặt đề cao nhân tài xuất chúng của đất nước, một mặt xương minh khuyến học cho dân sĩ tử hậu sanh noi theo. Lại cũng có người tương truyền rằng 4 chữ  NGŨ PHỤNG TỀ PHI  ấy là của Văn-Thân, được thêu trên lá cờ đi rước 5 vị tân đại khoa "vinh quy bái tổ".

1. Năm vả tân đại khoa đồng hương và đồng khoa được xếp theo thứ tự như sau:

1.1. Ông Phạm Tuấn: 

Tiến sĩ đệ nhị giáp, người lớn tuổi nhất, cử nhân xuất thân, đương nhiệm chức Ðốc Học tỉnh Quảng Nam, quê quán làng Xuân Ðài, tổng Phú Khương Thượng (GòNổi, PhùKỳ) phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Bến Ðề, tổng Phú Khương Thượng, phủ Ðiện Bàn. Theo tài liệu cuả ông Quốc Minh đăng trên báo Người Việt số 2721, ngày 15-5-93, thì ông Phạm Tuấn đã một lần đỗ tiến sĩ, khoa thi hội Kỹ Sửu(1889), năm Thành Thái nguyên niên, nhưng vì biến cố ở kinh đô Huế lúc bấy giờ nên kỳ thi ấ'y không được công bố và xem như hủy bỏ. Như thế nghiã là ông Phạm Tuấn 2 lần đổ tiến sĩ 2 khoa thi hội cách nhau 10 năm, 1889-1898.

1.2. Ông Phạm Liệu:

Tiến sĩ đệ nhị giáp, người nhỏ tuổi nhất, quê quán làng Trừng Giang, tổng Phú Khương Thượng (Gò Nổi,Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn.

 1.3. Ông Phan Quang:

Tiến sĩ đệ tam giáp,quê quán làng Bàng Lãnh, tổng Phú Khương Thượng (Gò-Nổi Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Phước Sơn, huyện Quế Sơn.

1.4. Ông Dương Hiển Tiến:

Phó bảng, quê quán làng Cẩm Lậu, tổng An Nhơn, phủ Ðiện Bàn.

1.5. Ông Ngô Lý:
 
Phó bảng, quê quán làng Cẩm Sa, tổng Phú Triên, phủ Ðiện Bàn.

2. Về xuất xứ và liên hệ gia đình, môn đồ.

Năm vả tân đại khoa đồng hương và đồng khoa đều là người quê quán phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng- Nam.


Ba vị tân tiến sĩ đồng khoa không những quê quán cùng đồng tỉnh  Quảng Nam, cùng đồng phủ Ðiện Bàn, mà còn đồng tổng Phú Khương Thượng (Gò Nổi, Phù Kỳ).

Hai vả tân tiến sĩ đồng hương và đồng khoa Phạm Liệu và Phạm Quang là anh em con cô con cậu, thuộc tộc Phan, làng Bàng Lãnh, tổng Phú Khương Thượng, phủ Ðiện Bàn, và là con cháu nội ngoại xa gần, đồng thời là môn đồ của cụ Tú Thất Khoa (7 khoa tú tài) Phan Thế Huân,và cụ Tú Ngũ Khoa (5 khoa tú tài) Phan thế Tiên húy Nguyên, trú quán làng Cổ Tháp, tổng Mậu Hoà, Phủ Duy Xuyên. 

3.  Về văn bài.

Theo tài liệu do ban giám khảo trường thi Hội khoa Mậu Tuấ't (1898) lưu chiếu tại Quốc Tử Giám của triều đình nhà Nguyễn thì: 

Văn bài cuả tiến sĩ Phạm Tuấn xuất sắc về thâm thúy, trong sáng, chững chạc, đáng bậc mô phạm gương mẫu.

Văn bài của Tiến Sĩ Phạm Liệu xuất sắc về bay bướm, âm điệu, phong nhà, đ'ang bậc tuổi trẻ tài hoạ

4. Về thơ tặng

Ðương thời ở Quảng Nam, cụ Ðào Tấn, hiệu Tô Giang, tiểu hiệu Mai Tăng, ququê quán xã Vĩnh- Thạnh, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, tiến sĩ xuất thân khoa Ðinh Mão (1867) là tác giả các vở tuồng hát bộ: Hộ Sanh Ðường, Khuê Các Anh Hùng, Trầm Hương Các, Ngũ Hổ Bình Tây, Tống Ðịch Thanh...nổi tiếng mà ngày nay thường được trình diễn, làm Tổng Ðốc, có tặng mỗi ông tân tiến sĩ một bài thơ mà các cổ nho ngày nay còn truyền tụng: 

     4.1._Bài thơ tặng tiến sĩ Phạm Tuấn: 

Vận hội tuần hoàn ngũ thập niên,
Thử ban tương kế xuất danh hiền.
Trúc-ba nhân khứ, Hà-ba tại,
Nhụy bản du truyền Giáp Ất tiên. 

Tạm dịch: 

Năm mươi năm hội tuần hoàn, 
; Tôi hiền liên tiếp nảy vang đất này.
Cụ Hà đó, cụ Trúc đi,(*) 
Bút tiên Giáp Ất tên ghi bảng vàng. 

  (*) Trúc ba chỉ cụ Trúc Ðường Phạm Phú Thứ đã từ trần; Hà ba chỉ cụ Hà Ðình Nguyễn Thuật đang còn sống lúc bấy giờ. 

      4.2._ Bài thơ tặng tiến sĩ Phạm Liệu: 

Chiết quế nhơn tùng nguyệt diện lai,
Ðình bôi vị vấn thiếu niên tài. 
Khán hoa mã quá song kiều lộ, 
Thùy vị nam nhi đệ nhất mai. 

Tạm dịch: 

Bẻ về cành quế Hằng Nga, 
Chén nồng xin hỏi trẻ mà tài cao(**)
; Xem hoa cưởỉ ngựa qua cầu,
Cành nam ai kẻ trổ đầu hoa mai. 

  (**) Ông Phạm Liệu lúc thi đổ tiến sĩ còn trẻ tuổi. 

4.3._ Bài thơ tặng tiến sĩ Phan Quang : 

Giang sơn thành thục dị tài đa,
Tam quế tề khai nhất dạng hoa,
Cảnh hữu Quảng Hàn cung tại khách,
Dũ tương thể bút tả Hằng Nga. 

Tạm dịch: 

Non sông un đúc lắm tài cao, 
; Ba cụm đơm bông quế một màu.
Có khách Quảng Hàn vừa mới đến, 
Bút hoa tô nét nguyệt thanh tao. 

5.  Về thân thế và sự nghiệp.

5.1._ Tiến sĩ Phạm Tuấn nổi tiếng làm câu đối chữ Hán và chữ Nôm rất hay, rất thâm thúy, còn được truyền tụng: 

     a.)_ Câu đối ở miếu trong vườn: 

Hữu đức, hữu Nhơn, kim hữu hữu,
Như Thần, như Tại, hựu như như.   

b.)_ Câu đối ở chùa Xuân Ðài (làng chánh quán): 

XUÂN thâm mặc chứng kim sanh QUẢ,
ÐÀI cổ thường khai tích thọ HOA. 

(Cụ Phan Bội Châu khi kinh qua đây, đọc câu đối, rất lấy làm khen ngợi)

c.)_ Câu đối ở chùa Bến Ðền (làng trú quán) 

Sơn thủy chung linh tư hữu tự, 
Quỷ thần giáng phước tín vô tư.

d.)_ Câu đối làm cho triều đình Huế đi phúng điếu Cần   Chánh Ðại  Học Sĩ Nguyễn Thân, người có công giúp Pháp đánh dẹp Phong Trào Cần Vương: Phan Ðình Phùng ở Nghệ Tĩnh, Nguyễn- Duy Hiệu ở Quảng Nam: 

Sinh như ông, tử như ông, sinh tử như ông - BẤT
Công cái thế, danh cái thế, công danh cái thế - VÔ 

( Nghe đâu ông Nguyễn Hy con của Nguyễn Thân, kỷ sư ở Pháp về, nghe dư luận đàm tiếu về câu đối này, đã phát đơn kiện ông Phạm Tuấn về việc mạ lỵ thân sinh ông. Ông trả lời là hãy xem trong câu đối, ai là người đứng tên đi, rõ ràng là triều đình Huế, vậy hãy kiện triều đình Huế chứ sao lại  kiện tôi. Thế là hoà cả làng!

Suốt 35 năm làm quan (1898-1913), ông chuyên rách ngành giáo dục, qua các chức vụ Huấn Ðạo, Giáo Thọ, Ðốc Học ở các tỉnh miền trung và 4 lần cử làm sơ khảo (1891), phúc khảo (1894), giám khảo (1897). Ở các trường thi Hương Bình Ðịnh; và các phân khảo (1900) ở trường thi Hương Nghệ An.

 Ông có 3 đời vợ, nhưng các con trai ông đều hữu sinh vô dưỡng, nên cuối cùng vô tự.  Năm1913, năm Duy Tân thứ 7, ông hưu trí với hàm Hồng Lô tự Khanh. 

5.2._ Tiến sĩ Phạm Liệu văn hay chữ tốt, hoạn lộ hạnh thông, nhất là sau ngày ông đã thiếu bình tĩnh đánh mất sĩ khí  Quảng Nam, đang tâm bán rẽ lương tâm và linh hồn cho bọn thực dân Pháp để mưu cầu chút hư danh tục đế bằng cách mật báo cơ mưu, ngày giờ và địa điểm khởi nghĩa chống Pháp của Vua Duy Tân và Việt Nam Quang Phục Hội cho Công Sứ Pháp Dc Taster và Tuần Phủ Trần Tiễn Hối (hậu duệ của Phụ Chánh Trần Tiến Thành) ở Quảng Nghĩa. Và do đó, Khâm-Sứ Charles liền bí mật ban hành lệnh giới nghiêm, tuớc khí giới tất cả quân lính  Việt Nam cách mạng chống Pháp của  Vua Duy Tân và  Việt Nam Quang Phục Hội miền Trung, khuya ngày 3 rạng ngày 4 tháng 5 năm 1916 (1-2 tháng 4 năm Bính Thìn) đã thất bại từ trong trứng nước. Sau đó, Án Sát Sứ Phạm Liệu được thăng chức Phủ Thừa tỉnh Thừa Thiên và tuần tự thăng dần đến Thượng Thư Bộ Binh ở triều đình Huế, rồi Hiệp Tá Ðại Học Sĩ với tước Trừng Giang Nam trí sĩ. 

Ông có 4 đời vợ và con trai không đông, nhưng hầu hết,con trai ông đều chết trẻ, trước khi lập gia đình. 

         5.3_ Tiến sĩ  Phan  Quang đường tiến thân khá bằng phẳng không có gì đáng ghi nhận. Ông làm quan đến chức Thượng Thư ở triều đình Huế, rồi Trí Sĩ (cụ Thượng Phước Sơn). 

Ông có 3 đời vợ và con trai trưởng là giáo sư Phan Khoang, một học giả, một sử gia, một nhà văn hữu hạng tại đất thần kinh Huế. 

         5.4._ Phó bảng Dương Hiễn Tiến sau khi vinh quy bái tổ, chưa kịp thi thố tài năng phục vụ đất nước và đồng bào thì thất lộc. 

        5.5._ Phó bảng Ngô Lý. Theo truyền thuyết dân gian,địa phương, ông Ngô Lý nguyên quán không phải ở Cẩm Sa, nhưng lý trưởng Cẩm  Sa thời ấy có ăn tiền lót của ông nhiều ít gì đó, mới nhận thực cho ông khai tam đại tại làng đễ lập hồ sơ đi thi.  Không ngờ sau ông đổ Phó  Bảng ra làm quan. Chúng thấy vô cớ mà rước một ông  Tiên Chỉ ở đâu về ăn trên ngồi trước trong làng, nên bọn lý hương âm mưu với nhau ếm mã cụ thân sinh ông, và sau đó ông Ngô Lý chết vì bạo bệnh tại huyện đường tỉnh Nghệ An. Việc ấy sau này Văn Thân Quảng Nam biết được, phát đơn kiện và bọn lý hương Cẩm Sa bị án.(Trích tài liệu trong "Quảng Nam Nhân Vật Liệt Chí" của Nguyễn Bội Liên biên soạn, do ty tiểu học Quảng Nam xuất bản năm 1969).

Ðể kết luận, chúng ta là những người dân xứ  Quảng có hãnh diện và có nhắc nhở đến "Ngũ-Phụng Tề Phi"  là chỉ hãnh diện và nhắc nhở cái tài học cao biết rộng, văn hay chữ tốt, về phương diện văn chương khoa bảng mà thôi, chứ về phương diện an bang tế thế, ích quốc lợi dân, theo như lòng dân xứ Quảng hằng mong muốn thì không có gì đáng được lưu ý đề cao cả.

Ðất Quảng Nam, ngoài "Ngũ Phụng Tề Phi" khoa Mậu Tuất (1898) còn có:

       1._ Khoa Tân Sửu (1901) 4 vị đỗ Phó bảng đồng khoa và đồng hương là ông  Nguyễn Ðình Hiến (Trung Lộc,Quế Sơn), Ông Nguyễn Mậu Hoán (Phú Cốc, Quế Sơn), Ông Võ Vỹ (An Phước, Thăng Bình), Ông Phan Châu Trinh (Tây Lộc,Tiên Phước) mà dân gian thường mệnh danh là "TỨ KIỆT"

       2._ Trong 4 khoa thi Hương liên tiếp là khoa Ðinh Dậu (1897), khoa Canh Tý (1900), khoa Ất Mão (1903), khoa Mậu Ngọ (1906), có 4 vị đỗ thủ khoa là: ông Phạm Liệu (Trừng Giang, Ðiện Bàn), ông Võ Hoành (Long Phước, Duy Xuyên), ông Nguyễn Ðình Hiến (Trung Lộc, Quế Sơn), ông Huỳnh Hanh tức Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Bình, Tiên Phước) mà dân gian thường mệnh danh là "TỨ HỔ". Như vậy:

*  Ông Phạm Liệu vừa là "Ngũ Phụng Tề Phi" vừa là "Tứ Hổ".

*  Ông Nguyễn Ðình Hiến vừa là "Tứ Kiệt" vừa là  "Tứ Hổ".

Ngoài những danh sĩ kế tiếp nhau tranh khôi đoạt giáp nói trên, các vị Cử Nhân, Tú Tài, thì khoa nào cũng có, nhưng có một số trong quý vị ấy không ra làm quan, lại ngồi tại làng mở trường dạy học truyền bá triết lý và đạo đức thánh hiền, xây dựng hương chính địa phương, bảo đảm nền thịnh vượng và hạnh phúc chung cho nhân dân, hay viết sách,viết báo cổ động nền Tự Do, Dân-Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.

Nhưng tiếc thay, thời vàng son ấy nay còn đâu! ?

 

Lê Ðình Duyên